Chính vì không nắm rõ được nguyên nhân bệnh gout là gì nên đã khiến cho số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng ở mọi đối tượng, đặc biệt có xu hướng tập trung ở những người trẻ tuổi. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra căn bệnh gout, căn cứ vào đó có thể chủ động hơn trong công tác phòng tránh bệnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất.
Những người mắc bệnh gout thường có biểu hiện đặc trưng như sưng đỏ và đau nhức ê ẩm tại các khớp, nhất là khớp ngón chân và ngón tay, lúc mới đầu chỉ xảy ra ở một hoặc vài khớp nhưng sau đó sẽ lan rộng ra toàn bộ các khớp trong cơ thể. Bên cạnh đó người bệnh sẽ thấy bị hạn chế vận động, vùng da xung quanh khớp bị tím, tụ máu đỏ giống như nhiễm trùng, bị ngứa ngáy và bong tróc, thậm chí nổi các cục u nhỏ gọi là hạt tophi…
Nguyên nhân bệnh gout là gì?
Bệnh gout xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, cụ thể:
* Nguyên nhân bệnh gout trực tiếp
Thủ phạm trực tiếp gây ra bệnh gout đó chính là do hàm lượng purin trong cơ thể bị tăng lên quá mức, vượt quá mức cho phép, từ đó khiến cho quá trình chuyển hóa purin thành axit uric tăng nhanh. Một khi lượng axit uric tăng quá nhanh sẽ gây tích tụ trong cơ thể, không đảo thải hết được ra bên ngoài, từ đó gây ra hiện tượng lắng đọng vi tinh thể muối urate tại các khớp xương hoặc một số các cơ quan khác như tim, thận,…là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh gout.
* Nguyên nhân bệnh gout gián tiếp
– Do người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm có chứa lượng lớn chất purin như: nội tạng động vật, mỡ động vật, da động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt chó…), các loại hải sản (tôm, cua, cá ngừ, cá trích, cá thu…), các loại ra giàu purin như giá đỗ, nấm…đây đều là những thực phẩm dễ làm dư thừa acid uric trong cơ thể.
– Do sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas, có cồn…sẽ làm tăng việc sản xuất acid uric bên trong cơ thể, đồng thời ức chế quá trình đào thải chất độc ra ngoài nên sẽ rất dễ bị bệnh gout.
– Do béo phì: những người béo phì là đối tượng rất dễ mắc bệnh gout, nguyên nhân là do chế độ ăn uống của họ vốn không lành mạnh, cùng với chế độ tập luyện không đảm bảo khoa học, lượng mỡ trong cơ thể quá lớn, dễ làm tồn đọng acid uric.
– Do di truyền: đây cũng là nguyên nhân của bệnh gout mà không phải ai cũng biết, đặc biệt theo các số liệu thống kê có đến 20% bệnh nhân bị gout là do di truyền từ gia đình có người thân như cha mẹ bị bệnh gout trước đó.
– Do sử dụng quá nhiều các loại thuốc lợi tiểu, mà thuốc lợi tiểu thường có chứa nhiều purin, vì thế mà sẽ dễ gây rối loạn chuyển hóa purin, làm gia tăng nồng độ acid uric.
– Do thói quen lười uống nước, lười vận động, nhịn tiểu, hay ăn mặn…sẽ khiến cho việc đào thải acid uric gặp nhiều khó khăn, dễ lắng đọng acid uric trong máu.
– Ngoài ra những người bị suy thận, sỏi thận, thận yếu…cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh gout bởi quá trình đào thải acid uric không suôn sẻ.
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên thì bạn đọc có thể nắm rõ hơn về các nguyên nhân bệnh gout, dựa vào đó chủ động đưa ra được các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Theo đó nên hình thành chế độ ăn uống khoa học, kết hợp cân đối giữa việc bổ sung các loại thịt, tăng cường ăn nhiều rau xanh và củ quả, uống nhiều nước hơn, hạn chế bổ sung nguồn chất đạm có nguồn gốc động vật…Ngoài ra nên chú ý tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để thúc đẩy lưu thông máu, tăng khả năng loại bỏ acid uric ra ngoài, nâng cao sức khỏe tốt nhất.
Tìm Hiểu Thêm: Triệu chứng bệnh gout