Biểu hiện lâm sàng chính là các triệu chứng bệnh phát ra bên ngoài cơ thể mà người bị bệnh gout có thể tự nhận biết được mà không cần phải đi khám hay làm kiểm tra. Vậy thì biểu hiện lâm sàng của bệnh gout bao gồm những gì? Bạn cần tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về điều này, qua đó chủ động nhận biết và đi chữa trị sớm, ngăn chặn được biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Bệnh gout hay còn gọi là gút, là một dạng bệnh viêm khớp xảy ra bởi sự rối loạn chuyển hóa chất purin trong cơ thể khiến cho hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, từ đó dẫn đến hiện tượng lắng đọng các tinh thể urat trong các ổ khớp như các mô quanh khớp, bao hoạt dịch khớp, thận…Bệnh có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, nhất là những người thường xuyên uống bia rượu, ăn nhiều thịt, người từ độ tuổi trung niên trở đi và nam giới.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout:
Ở giai đoạn tăng acid uric tròn máu thì sẽ không có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào nên khó nhận biết. Giai đoạn này thường xuất hiện ở những nam giới tuổi dậy thì hoặc ở nữ giới tuổi mãn kinh, bệnh kéo dài trong 2-3 năm trước khi khởi phát cơn gout cấp tính. Thường thì chỉ làm xét nghiệm acid uric máu mới phát hiện được bệnh ở thời điểm này.
Khi giai đoạn tăng acid uric máu kết thúc thì sẽ xuất hiện biểu hiện ban đầu của bệnh gout. Điển hình đó là sự bùng phát đột ngột của cơn đau ở khớp vào lúc nửa đêm, gần sáng hoặc sau khi bệnh nhân sử dụng rượu bia quá mức. Cũng có một số trường hợp bị xuất hiện sau khi phẫu thuật, bị chấn thương hoặc sau đợt dùng các thuốc lợi tiểu…. Đặc biệt bệnh nhân có thể xuất hiện trước đó một số biểu hiện như đau thượng vị, đau nhức đầu, hay bị tê bì ngón chân, đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm…
Những cơn đau do bệnh gout gây ra thường đau dữ dội, quằn quại, gây bỏng rát, đau nhiều về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau đầu tiên thường bắt gặp ở khớp ngón chân cái rồi lan ra các khớp xung quanh như khớp bàn chân, cổ chân, khớp gối, điểm bám gân, bao gân, mu chân, mắt cá chân rồi tới khớp gối, khớp ngón tay, bàn tay…Tuy nhiên cơn đau gout cấp tính thường giảm sau 5 – 15 ngày mà không cần điều trị.
Bên cạnh đó người bệnh sẽ thấy một số biểu hiện lâm sàng của bệnh gout như khớp bị tổn thương, sưng tấy, nóng, đỏ, đau nhức, tràn dịch hoặc phù nề. Quan sát thấy vùng da quanh khớp đỏ hoặc tím giống như bị nhiễm trùng, khớp bị viêm sẽ to hơn khớp khác. Ngoài ra còn kèm theo sốt 38-39 độ C, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Đặc biệt tại khớp sẽ mọc thêm các cục u nhỏ gọi là hạt tophi, mới đầu thì mọc với số lượng ít, kích thước nhỏ rồi sau đó tự tan ra, gây bong tróc da, mọc da non khiến người bệnh thấy ngứa ngáy và dùng tay để gãi.
Nếu như các biểu hiện lâm sàng gout cấp tính trên mà không được chữa trị thì sau khoảng 1-2 năm bệnh gout mãn tính sẽ quay trở lại. Lúc này mức độ viêm nhiễm khớp sẽ trầm trọng hơn. Các hạt tophi mọc nhiều hơn, chúng sẽ phát triển với kích thước lớn dần, số lượng khớp bị gout cũng tăng lên, khi hạt tophi to ra sẽ gây biến dạng khớp hoặc tàn phế.
Nguy hiểm hơn khi mà hạt tophi đạt tới kích thước nhất định mà không có sự can thiệp thì chúng sẽ vỡ ra và không thể lành lại được, dịch tràn ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng khớp, nặng hơn là nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng người bệnh.
Chính vì thế ngay khi nhận thấy các biểu hiện ban đầu của bệnh gout thì người bệnh cần mau chóng đi khám để được điều trị hiệu quả. Đặc biệt là phải cân bằng và điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý để giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, giúp đào thải nhanh acid uric ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.