Bệnh gout hay thống phong là bệnh vể viêm khớp thường gặp hiện nay, bệnh phát triển qua 2 giai đoạn chính là gout cấp tính và mãn tính, trong đó bệnh gout giai đoạn cấp tính là chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay. Vậy thì nguyên nhân bệnh gút cấp là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay dưới đây để nắm được điều này, qua đó chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh gout cấp tính là bệnh như thế nào?
Bệnh gút cấp tính chính là giai đoạn bùng phát ngay sau khi giai đoạn ủ bệnh kết thúc, thông thường giai đoạn ủ bệnh sẽ không có triệu chứng lâm sàng gì rõ rệt nên khó phát hiện. Tới khi có điều kiện thuận lợi thì bệnh bùng phát và xuất hiện một cách đột ngột, cơn đau đến rất nhanh và biến mất rất nhanh nên gọi là giai đoạn gút cấp tính.
Lúc này người bệnh thấy bất ngờ xuất hiện các cơn đau ở các khớp mà không được báo trước khiến người bệnh mất ăn mất ngủ vì đau. Kèm theo đó là hiện tượng sưng tấy và và nóng đỏ tại vị trí các khớp, hay gặp nhất là khớp ngón chân và ngón tay, đồng thời người bệnh còn bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, suy nhược…
Các nguyên nhân dẫn tới bệnh gút cấp là gì?
Nguyên nhân gây ra các cơn đau gút đó là chính là do hàm lượng acit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép của cơ thể, đặc biệt lượng axit uric dư thừa này lại không đào thải hết ra khỏi cơ thể nên sẽ lắng đọng tại các khớp, từ đó hình thành nên các tinh thể muối urat trong khớp xương và gây viêm đau. Axit uric chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy purine, đó là một dạng axit yếu nên rất dễ bị ion hóa thành muối urat hòa tan trong máu, khi không được đào thải chúng sẽ tồn đọng trong khớp gây bệnh.
Một số nguyên nhân gián tiếp khiến cho hàm lượng acid uric tăng cao và dẫn tới bệnh gút cấp tính chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
– Bệnh thường xuất hiện sau khi ăn uống quá nhiều thịt, nhất là các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt lợn hoặc nội tạng động vật, hải sản…
– Xuất hiện sau khi bệnh nhân làm phẫu thuật hoặc là do chấn thương
– Do lao động nặng, quá sức trong thời gian dài kèm theo lười uống nước
– Do gặp phải những sang chấn về tinh thần: cảm động, quá xúc động hoặc là quá căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân bệnh gút cấp tính.
– Những người bị nhiễm khuẩn cấp cũng rất dễ bị bệnh gout.
– Do sử dụng quá nhiều một số thuốc lợi tiểu như nhóm thuốc chlorothiazid, tinh chất gan, steroid, vitamin B12…gây ra. Bởi trong thuốc lợi tiểu này có chứa hàm lượng purin tương đối lớn, nếu không dùng đúng cách sẽ làm tăng acid uric trong máu và gây bệnh.
– Ngoài ra những người béo phì, người có thói quen hay nhịn tiểu, người lười ăn rau xanh, lười uống nước, thích ăn đồ chế biến sẵn cũng dễ mắc phải bệnh gút cấp tính hơn so với những người bình thường.
Bài viết liên quan: Nguyên nhân tăng acid uric trong máu
Thông thường các cơn đau khớp do bệnh gút cấp tính gây ra thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, thời gian kéo dài trung bình khoảng từ 5 – 7 ngày, thậm chí có những bệnh nhân chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày thì cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm khiến nhiều người chủ quan chỉ là cơn đau thông thường nên không đi chữa sớm. Tuy nhiên thực tế nó vẫn khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, đặc biệt nó sẽ âm thầm phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính càng nguy hiểm hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên thì bạn đọc có thể nắm được các nguyên nhân bệnh gút cấp tính, dựa vào đó mà có thể chủ động đưa ra các biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Cụ thế nên cân đối giữa việc tiêu thụ các nguồn thực phẩm, giảm ăn thực phẩm giàu chất purin (các loại thịt), tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả trái cây, uống nhiều nước, giữ tinh thần luôn thoải mái,kết hợp tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh gout là gì?