Bệnh gout cấp tính là bệnh ở giai đoạn đầu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy thì điều trị bệnh gout cấp tính như thế nào cho hiệu quả? Bạn nên tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để nắm được điều này, qua đó có thể chủ động biết cách đối phó với bệnh nếu không may mắc phải.
Bệnh gout cấp tính thường xảy ra bất ngờ sau khi bạn ăn một bữa ăn thịnh soạn có nhiều chất đạm hoặc sau khi uống rượu bia, thời điểm bùng phát thường là lúc nửa đêm hoặc gần sáng, nổi bật nhất là thấy đau nhức khớp ngón chân cái rồi lan sang các khớp lân cận. Tuy nhiên cơn đau gout này thường chỉ kéo dài vài ngày rồi sau đó giảm dần, đồng thời quan sát vùng da khớp sẽ bị sưng đỏ, tấy, trông như bị nhiễm trùng, đi lại khó khăn…Nếu được điều trị ngay giai đoạn này thì công tác chữa trị cũng dễ dàng hơn, nhanh khỏi hơn.
Nguyên tắc điều trị bệnh gút cấp tính:
Đầu tiên là phải sử dụng các loại thuốc chống viêm để làm giảm nhanh cơn đau gout.
Phòng ngừa cơn đau gout cấp tính tái phát, bằng cách vừa kết hợp dùng thuốc vừa kết hợp chế độ ăn uống sao cho phù hợp để cải thiện bệnh.
– Chú ý đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày, như tăng cường luyện tập thể dục thể thao, uống nhiều nước hơn mỗi ngày để ổn định sức khỏe.
– Ngoài ra có thể sử dụng các bài thuốc thảo dược tự nhiên để chữa bệnh.
Thuốc điều trị bệnh gút cấp:
– Thuốc Colchicine: thường dùng để điều trị các cơn đau gout cấp tính đó là colchicine. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng và các bệnh lý đi kèm mà có thể sử dụng thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid hay thuốc corticoid. Colchicine là thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48h, giúp chống viêm. Tuy nhiên nó thường gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy.
Thuốc chống viêm không steroid: thuốc này có công dụng tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên thuốc chữa bệnh gout cấp này lại gây ra các tác dụng phụ khá trầm trọng đối với tiêu hóa, thận…chính vì thế khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc.
Nhóm thuốc corticoid: để loại bỏ cơn đau gút cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc tiêm nội khớp. Tuy nhiên vì thuốc có nhiều tác dụng phụ nên không được khuyến khích sử dụng để điều trị bệnh gout.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì muốn điều trị bệnh gout hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất. Nói cách khác dù bạn có sử dụng thuốc nhưng nếu như ăn uống không đúng cách thì bệnh cũng sẽ không thể khỏi dứt điểm, ăn sai cách sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, bệnh kéo dài hơn, dễ tái phát sau khi chữa trị.
Cụ thể người bị bệnh gout nên ăn uống như sau:
– Nên hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm giàu chất đạm: điển hình như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và một số thực vật giàu chất đạm khác.
– Nên kiêng các thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như các loại măng, nấm, giá đỗ..
– Kiêng không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas và chất kích thích
– Kiêng các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi…bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ urat trong khớp xương và khiến bệnh nặng hơn.
– Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, ít nhất là 2-3 lit nước/ngày để tăng cường trao đổi chất, đào thải nhanh lượng acid uric dư thừa ra bên ngoài cơ thể.
– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau có màu xanh đậm bởi chúng giàu chất xơ và ít nhất purin nên rất tốt với người bị gout…
Ngoài ra để điều trị bệnh gout cấp tính thì người bệnh có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên như lá sa kê, cây hy thiêm, lá tía tô, lá lốt…đem sắc nước uống hàng ngày sẽ giúp chữa bệnh gout hiệu quả và an toàn.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh gout mãn tính