Acid uric trong máu tăng cao chính là thủ phạm dẫn tới bệnh gout cũng như hàng loạt các vấn đề về tim mạch và huyết áp, do đó bạn cần điều chỉnh nồng độ acid uric về ngưỡng ổn định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách giảm acid uric hiệu quả mà không cần phải sử dụng thuốc, nếu thực hiện đúng cách sẽ giúp bạn cân bằng acid uric tốt, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Acid uric chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy chất purin trong cơ thể. Đối với những người bình thường, ăn uống điều độ thì lượng acid uric thải ra vừa đủ, được hòa tan trong máu, sau đó sẽ được thận bài tiết và đẩy ra ngoài cùng với nước tiểu. Tuy nhiên khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin khiến cho hàm lượng acid uric tạo ra quá nhiều, thận không đủ khả năng để kịp thời đào thải chúng, vì thế mà gây tổn đọng acid uric trong máu, làm tích tụ các tinh thể acid uric trong xương, dễ gây ra gout.
Cách giảm acid uric hiệu quả:
– Cách 1: Uống nhiều nước hơn mỗi ngày
Đây là một trong những cách giúp làm giảm nhanh lượng acid uric, vừa đơn giản, dễ thực hiện mà lại rất hiệu quả. Như chúng ta đã biết 80% cơ thể là nước, nước đóng vai trò trong hầu hết các hoạt động của cơ thể, nhất là quá trình trao đổi chất. Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh khả năng trao đổi các chất trong cơ thể, tăng cường bài tiết của thận, nước tiểu sẽ bị pha loãng nên các tinh thể acid uric sẽ không có khả năng kết tinh với nhau, đồng thời giúp đào thải acid uric ra ngoài một cách tự nhiên.
– Cách 2: Tăng cường bổ sung vitamin C tự nhiên từ rau củ quả
Vitamin C được xem như một chất chống oxy hóa tự nhiên cực tốt, đặc biệt theo các nghiên cứu khoa học thì vitamin C có trong rau củ quả tự nhiên có công dụng làm tăng bài tiết ở thận, đồng thời giúp giảm kết tủa urat dẫn tới bệnh gout, vì thế mà giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu rất hiệu quả. Đơn giản chỉ uống uống một ly nước chanh tươi ấm vào mỗi buổi sáng sau khi ăn sẽ giúp kiểm soát tốt acid uric trong máu.
– Cách 3: Dùng nước táo hoặc giấm táo để giảm acid uric
Có thể bạn không biết nhưng táo là thực phẩm có chứa hàm lượng kali cực kỳ lớn, vì thế mà có khả năng cân bằng ổn định môi trường acid và kiềm trong cơ thể, ngăn chặn tăng acid uric trong máu, giảm sự tích tụ acid uric trong máu một cách hiệu quả. Vì thế thay vì dùng thuốc kháng sinh, bạn có thể uống một ly nước ép táo hoặc giấm táo mỗi ngày.
– Cách 4: Cân bằng chế độ ăn uống cho thật khoa học
Hàm lượng purin nạp vào cơ thể quá lớn chính là nguyên nhân gây làm tăng acid uric trong máu. Do đó để giảm acid uric hiệu quả và an toàn thì bạn nên hạn chế hoặc là kiêng ăn những thực phẩm có nhiều chất đạm, nhiều chất béo như mỡ động vật, da và nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, nấm, giá đỗ, các loại hải sản (cá trích, cá thu, tôm…). Bên cạnh đó nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để tăng khả năng đào thải acid uric…
– Cách 5: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giảm acid uric hiệu quả
Theo đó bạn nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, như vậy sẽ giúp lưu thông máu tốt, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra ngoài, tránh lắng đọc acid uric. Đồng thời còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm lượng acid uric rõ rệt.
Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng bệnh gout thường gặp