Chữa bệnh gút bằng sữa chua là phương pháp mới đem lại hiệu quả cao được nhiều người áp dụng hiện nay. Vậy thì sữa chua có thực sự chữa được bệnh gout hay không và chữa như thế nào? Bạn cần tìm hiểu những phân tích cụ thể ngay sau đây để nắm rõ hơn về điều này, qua đó có thể chủ động áp dụng nếu không may mắc phải bệnh.
Bệnh gout hay gút là bệnh xảy ra tại các khớp xương, nguyên nhân chủ yếu là sự rối loạn chuyển hóa purin do người bệnh ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm, từ đó khiến cho nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao quá mức. Do lượng acid uric gia tăng nhiều và không được đào thải kịp thời nên sẽ tích tụ trong cơ thể tạo thành các tinh thể muối urat tại khớp, gây viêm nhiễm ở vùng dịch khớp dẫn tới bệnh gout.
Người mắc bệnh gout không chỉ thường xuyên đối mặt với các cơn đau dữ dội ở các khớp, nhất là khớp ngón chân, ngón tay, bàn chân, bàn tay, khớp gối…làm ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động kém năng suất. Nếu càng để lậu thì khớp có thể bị biến dạng, tàn phế hoặc gây biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm.
Trong sữa chua chứa nhiều men enzym và khuẩn có lợi cho tiêu hóa, lợi tiểu
Sữa chua chữa bệnh gout hiệu quả như thế nào?
chế biến sữa chua ăn rất có lợi cho bệnh gout
Sữa chua là thực phẩm rất quen thuộc đối với cuộc sống hiện đại, ăn sữa chua hàng ngày giúp làm đẹp da, kích thích tiêu hóa, có lợi cho đường tiểu, đặc biệt người ta còn phát hiện ra sữa chua còn có tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh gout rất hiệu quả và an toàn.
Cụ thể các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trong sữa chua có chứa 1 loạt các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe như streptococcus thermophilus, lactobacillus bungaricus, nấm men, streptococcus lactic và lactobacillus caucasicus… Các lợi khuẩn này có khả năng giúp cơ thể chuyển hóa đường đa thành đường đơn, giúp chuyển hóa chất đạm trong thức ăn thành các peptone và axit amin rất tốt cho sức khỏe của người bệnh gout. Đặc biệt độ PH của sữa chua còn giúp tích tụ canxi trong khớp xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Đặc biệt đường lactose có trong sữa động vật khi lên men tự nhiên sẽ được chuyển hoá thành acid lactic rất có lợi cho việc sản sinh ra các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Đồng thời acid lactic này có khả năng loại bỏ một phần acid uric cũng như các chất gây hại trong cơ thể ra ngoài, giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh gout.
Thêm vào đó một nghiên cứu khoa học của trường đại học Venice tại Áo đã chứng minh được rằng ăn sữa chua hàng ngày có thể làm giảm số lượng bạch cầu trong cơ thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch, qua đó giúp người bệnh gout có khả năng phục hồi nhanh hơn, hỗ trợ điều trị gout hiệu quả cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.
Nhiều người cho rằng sữa chua có vị chua, trong khi người bị bệnh gout thì cần kiêng đồ ăn có vị chua để tránh kết tủa urat trong xương. Tuy nhiên dù sữa chua có vị chua này là vị chua do sự lên men của các vi khuẩn có lợi nên hoàn toàn không gây hại và không gây tích tụ lượng acid uric trong máu, do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng mỗi ngày.
Cách chữa bệnh gút bằng sữa chua:
Để hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng sữa chua thì người bệnh nên ăn mỗi ngày một hộp sữa chua lên men tự nhiên, tối đa là ăn 2 hộp, không nên ăn quá nhiều bởi nếu quá lạm dụng sẽ gây phản ứng ngược, không tốt cho sức khỏe, vì thế bạn cần lưu ý.
Ngoài việc ăn sữa chua không thì bạn có thể kết hợp cho sữa chua dầm với các loại hoa quả như dầm cùng dưa hấu, bơ, dưa leo, táo, lê, nho, dứa…hoặc làm sinh tố, vừa bổ dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể mà còn giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Nếu bạn sử dụng sữa chua đều đặn, dùng đúng liều lượng thì sau một thời gian sẽ thấy bệnh tiến triển tích cực, các triệu chứng do bệnh gout gây ra sẽ giảm hẳn, các cơn đau gout cấp tính ít xuất hiện hơn. Đặc biệt còn giúp ăn uống ngon miệng hơn, giúp hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong thực phẩm, sức khỏe tốt lên trông thấy.