Bệnh gout được hình thành chủ yếu do thói quen ăn uống bất hợp lý mà ra, chính vì thế nếu muốn chữa khỏi bệnh triệt để thì cần phải kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và ăn uống đúng cách. Vậy thì nên ăn gì khi bị bệnh gout? Nếu bạn đang không may mắc phải căn bệnh này thì nên tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây, từ đó biết cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để bệnh mau khỏi, ngăn chặn nguy cơ tái phát về sau.
Thế nào là bệnh gout?
Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp rất thường gặp hiện nay, nhất là ở những người trung niên trở đi. Đây được hiểu đơn giản là tình trạng lắng đọng các tinh thể urat trong xương khớp do sự rối loạn trao đổi chất acid uric tại các khớp xương và gân, từ đó khiến người bệnh bị đau nhức và sưng tại các khớp. Điển hình nhất là các khớp ngón chân, khớp ngón tay, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân…
Người bị bệnh gout thường gặp phải các triệu chứng điển hình như bị đau, sưng, nóng đỏ tại một hoặc nhiều khớp, cơn đau thường xảy ra một cách bất thình lình, nếu bệnh càng để lâu thì cơn đau sẽ càng dai dẳng và dữ dội hơn, khiến bệnh nhân mệt mỏi. Vùng da xung quanh khớp bị tím hoặc hơi đỏ trông như nhiễm trùng, da có thể đóng vảy bong tróc, thậm chí sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện các u, cục gọi là tophi…
Bệnh gout nếu kéo dài không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng xương khớp, gây bệnh viêm thận kẽ, suy thận cấp và mạn do gút, không thể vận động bình thường, thậm chí là gây bại liệt…
Ăn gì tốt cho bệnh gout?
– Nên tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu Kali: điển hình như các loại bông cải xanh, cần tây, chuối chín…bởi kali là chất có khả năng làm giảm nhanh nồng độ acid uric trong máu, đồng thời nó còn giúp đào thải nhanh hàm lượng acid uric trong máu ra ngoài cơ thể, vì thế mà hỗ trợ bệnh nhanh khỏi hơn.
– Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu carbohydrates: carbohydrates được các nhà khoa học đánh giá là có khả năng thúc đẩy sự bài tiết axit uric cực tốt, điển hình như gạo, bánh mỳ hoặc là mỳ ống…vì thế góp phần hỗ trợ chữa bệnh rất hiệu quả.
– Nên bổ sung nhiều rau xanh và củ quả tươi, nhất là rau củ có hàm lượng vitamin C lớn như: rau cần, rau bắp cải, rau súp lơ xanh, củ cải, khoai tây, dưa leo, cải xanh…Đây được đánh giá là nguồn thực phẩm cực kỳ giàu chất xơ và các vitamin, khoáng chất tự nhiên, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, lợi tiểu và nhuận tràng. Vì thế mà giúp đào thải nhanh acid uric ra ngoài, điều trị và phòng bệnh gout cực tốt.
– Đối với các món ăn khi chế biến dành cho người bị bệnh gout thì bạn nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc, hầm hoặc hấp. Như vậy không chỉ bồi bổ mà còn giúp dễ tiêu hóa, làm giảm lượng purin vào trong cơ thể, giúp bệnh nhanh khỏi.
– Nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ là một chất không thể thiếu đối với cơ thể con người có nhiều trong trái cây, rau, củ quả và nhiều thực phẩm khác. Nó giúp quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định hơn, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng đào thải các chất độc bên trong cơ thể. Đặc biệt chất xơ còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp cân bằng ổn định đường huyết, hạn chế hấp thu protein và giảm quá trình chuyển hóa protein thành acid uric. Vì thế với những bệnh nhân bị gout thì không nên bỏ qua nguồn thực phẩm này.
– Ngoài ra người bị gout nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra ngoài một cách tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây thì người bệnh có thể nắm được ăn gì khi bị bệnh gout? Các thực phẩm trên không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà nếu duy trì ổn định còn giúp phòng ngừa bệnh ở những người chưa mắc bệnh hoặc phòng tránh tái phát sau khi đã chữa khỏi bệnh.
Đọc thêm: Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout cấp