Bệnh gout nếu như để lâu không những khó chữa trị mà còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là dẫn tới tàn phế và gây các biến chứng về tim mạch, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Để nắm được các triệu chứng và điều trị bệnh gout, người bệnh cần tham khảo những chia sẻ ngay sau đây, qua đó có thể chủ động nhận biết bệnh sớm cũng như biết cách đối phó với bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Bệnh gout là bệnh xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng cao quá ngưỡng cho phép, bình thường acid uric sau khi được sản sinh ra sẽ hòa tan vào máu rồi được thận bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên khi hàm lượng acid uric mà quá nhiều thì thận không thể bài tiết kịp, từ đó gây lắng đọng trong cơ thể. Sau một thời gian dài tích tụ lượng lớn acid uric thì chúng sẽ hình thành các tinh thể muối urat trong các khớp xương, từ đó gây ra đau nhức và sưng tấy khớp, ta gọi đó là bệnh gout.
Triệu chứng và điều trị bệnh gout:
– Ở giai đoạn đầu tiên: lúc này hàm lượng acid uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng nên khó phát hiện, thường chỉ xác định được thông qua xét nghiệm máu hoặc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu như bệnh nhân chủ động phát hiện được bệnh ở giai đoạn thì việc điều trị cũng trở nên đơn giản hơn. Cụ thể người bệnh chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt của mình sao cho phù hợp để đào thải nhanh acid uric ra ngoài, để cơn gout cấp đầu tiên không có cơ hội bùng phát. Hoặc có thể sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, mà hiệu quả.
– Khi bệnh gout bước sang giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 2): lúc này các tinh thể natri urat đã tích tụ tại các khớp xương chân tay, thường gặp nhất là ở khớp ngón chân cái. Người bệnh đột nhiên thấy xuất hiện cơn đau nhức khớp vào ban đêm hoặc gần sáng, cơn đau cũng có thể xuất hiện sau khi người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, uống nhiều rượu bia, hoạt động quá sức, làm việc nặng nhọc hoặc do nhiễm trùng;…Đồng thời còn kèm theo các biểu hiện khác như khớp bị sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức, cơ thể mệt mỏi, khó đi lại,…. lớp da xung quanh khớp có thể bong tróc, gây ngứa ngáy khó chịu.
Để đối phó với bệnh ở giai đoạn này thì cần sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Người bệnh có thể sử dụng thuốc tây để đào thảo acid uric theo chỉ định của bác sỹ hoặc có thể dùng các bài thuốc dân gian lấy lá đắp hoặc uống đều được. Tùy theo độ nặng nhẹ mà sau vài ngày sử dụng các khớp sẽ trở lại bình thường. Đồng thời người bệnh cũng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để bệnh mau khỏi.
– Gout giai đoạn 3: lúc này người bệnh liên tục thấy xuất hiện các cơn đau cách quãng. Thường lặp lại nhiều lần sau khi bệnh gout cấp tính kết thúc, cơn đau xảy ra đột ngột và không có triệu chứng báo trước giữa hai cơn đau, tình trạng này kéo dài khoảng 1-2 năm rồi mới đến giai đoạn gout mãn tính. Giải pháp điều trị bệnh lúc này là điều chỉnh lối sống lành mạnh, sử dụng các bài thuốc thảo dược thiên nhiên nhằm đào thải độc tố và axit uric ra ngoài hiệu quả , kìm hãm được các cơn gout cấp tính tái phát trở lại.
– Bệnh gout giai đoạn mãn tính: khoảng vài năm sau đó thì gout sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Thời điểm này thì số lượng khớp bị viêm nhiều hơn, đặc biệt khi đã tích tụ đủ lượng acid uric sẽ hình thành các hạt tophi có màu trắng đục ở dưới da. Các hạt tophi này dần dần lây lan ở nhiều nơi trên cơ thể gây phá hủy sụn, khớp, dẫn đến tàn tật suốt đời. Nhất là khi các hạt tophi to nên dễ vỡ, dễ nhiễm trùng và hoại tử, có thể phải cắt bỏ chi.
Giai đoạn này thường khó điều trị hơn bởi mức độ đã rất nghiêm trọng, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sỹ, kết hợp ăn uống sinh hoạt hợp lý.
Hy vọng với những chia sẻ trên thì người bệnh có thể nắm được các triệu chứng và điều trị bệnh gout. Qua đó nên chủ động đi chữa bệnh ngay ở giai đoạn đầu, không nên chần chừ bởi khi sang giai đoạn muộn vừa khó chữa mà còn tốn kém chi phí.
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị bệnh gout cấp tính hiệu quả