Home / Chế độ ăn / Chế độ ăn cho người bị bệnh gout

Chế độ ăn cho người bị bệnh gout

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh gout hiện nay là do ăn uống không đúng cách, chính vì thế với những người không may mắc bệnh thì phải điều chỉnh lại chế độ ăn sao cho hợp lý để giảm triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhanh khỏi cũng như tránh được nguy cơ tái phát về sau. Để nắm được chế độ ăn cho người bị bệnh gout, bạn cần tham khảo chia sẻ dưới đây, qua đó chủ động áp dụng, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Khi bạn ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều chất purin, ăn nhiều đồ dầu mỡ, nội tạng động vật…trong khi lười ăn rau xanh sẽ khiến cho hàm lượng acid uric trong máu và xương khớp tăng cao, từ đó dẫn tới bệnh gout.

Người mắc bệnh gout thường có một số triệu chứng cơ bản như: các khớp bị đỏ và tím xung quanh khớp nhìn giống như nhiễm trùng, khó cử động, sốt, xuất hiện các cục ở khuỷu và bàn tay, vùng da ở khớp bị đóng chóc và ngứa ngáy…. Đặc biệt thường xuyên bị đau nhức ở các khớp xương, điển hình là khớp ngón chân, ngón tay, khớp gối…cơn đau càng nặng hơn khi thời tiết thay đổi.

Chế độ ăn cho người bị bệnh gout:

* Những thực phẩm nên kiêng

chế độ ăn cho người bị bệnh gout

– Nên hạn chế hoặc là tránh xa các thực phẩm giàu giàu chất đạm bởi đây là nguồn thực phẩm có lượng purin cao, dễ gây tích tụ acid uric và càng khiến bệnh nặng hơn. Bao gồm cả đạm động vật (các loại thịt đỏ, thịt gà, thịt vịt, nội tạng động vật…) và đạm thực vật như các loại đậu ăn (đậu trắng, đậu đỏ, nấm,  đậu xanh…).

– Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có vị chua bởi sẽ làm tăng axit trong máu như dưa chua, cà muối, quả chua như cam, chanh…bởi sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận. dễ dần tới sỏi thận. Đồng thời cần kiêng thực phẩm có nhiều chocolate và cacao.

– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo như: mỡ động vật, da động vật, đồ ăn chiên rán, xào nấu, đồ quay, đồ ăn sẵn,  đồ ăn nhanh…bởi nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ làm gia tăng các cơn đau do gout gây ra. Với người bị gout mãn tính thì nên kiêng hoàn toàn cho tới khi bệnh khỏi thì nên dùng lượng ít.

– Kiêng các loại thực phẩm như măng tây, măng tre, măng trúc, nấm, giá đỗ…bởi đây là các thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nên sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric.

* Những thực phẩm nên bổ sung nhiều

– Tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh và các loại củ như: rau cần, rau bắp cải, rau súp lơ xanh, dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, củ cải, cài xanh, khoai tây…hàm lượng chất xơ lớn trong thực phẩm này sẽ giúp đào thải thanh lượng acid uric dư thừa trong cơ thể ra ngoài.

– Bổ sung nhiều các loại trái cây tươi như: dưa hấu, lê, táo, nho, trái cây giàu vitamin D giúp ngăn ngừa sự hình thành acid uric trong xương khớp.

– Các món ăn nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc là hầm sẽ tốt hơn, vừa giàu dinh dưỡng mà còn tránh được tự gia tăng acid uric, trao đổi chất tốt hơn.

– Bổ sung tinh bột thông qua các bữa ăn như cơm, bún, khoai, phở…sẽ giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt, đầy nhanh tốc độ trao đổi chất bên trong cơ thể.

Thực ra chế độ ăn cho người bị bệnh gout cũng không nên quá khắt khe trong việc kiêng khem, đặc biệt với những người bị bệnh gout cấp tính thì vẫn có thể sử dụng thực phẩm có lượng chất béo ít, bạn cân đối sao cho phù hợp là được để tránh gây thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra chú ý nên uống nhiều nước lọc hơn mỗi ngày (ít nhất là 2 lít nước), tránh xa hoàn toàn bia rượu để bệnh mau khỏi.